05 Món Ăn Cổ Truyền Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc

Đối với người Việt Nam, mâm cỗ Tết từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Ở mỗi vùng miền địa lý khác nhau, thói quen ăn uống khác nhau dẫn tới việc mâm cỗ ngày Tết cũng có các món ăn, cách bày trí khác nhau. Hôm nay hãy cùng Kingfoodmart tìm hiểu một số món ăn cổ truyền trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc nhé.

Ẩm thực miền Bắc luôn có sự kỳ công và tinh tế. Những món ăn ngày Tết thể hiện nét đặc trưng đó có thể kể đến như Bánh chưng, Xôi gấc, Thịt đông, Giò thủ, hay Canh măng…

1. Bánh chưng

mam com ngay Tet anh 5
mam com ngay Tet anh 3

Nếu như Tết ở miền Nam có bánh Tét thì miền Bắc không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng có 2 loại là bánh chưng vuông và bánh chưng dài. Bánh thường được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Sự kết hợp giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã đem đến cho ngày Tết một thứ bánh ngon tròn vị.

Bánh chưng thường được gói vào trước mùng 1 Tết, bánh được mang thờ cúng tổ tiên sau đó mới cắt cho con cháu cùng ăn. Bánh chưng ăn ngon nhất khi kết hợp với dưa hành, thịt đông, giò thủ. Sau khi cắt bánh chưng ra, bạn cũng có thể làm món bánh chưng rán để đổi vị.

>> Khám phá cách gói bánh chưng tại đây <<

2. Xôi gấc

món ăn ngày tết việt nam

Xôi gấc có màu đỏ gấc đặc trưng, ngoài việc có ngoại hình đẹp mắt ra thì xôi gấc còn có công dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp tăng cường thị lực. Xôi có vị mặn mặn ngọt ngọt dễ ăn. Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho sự mong cầu may mắn trong dịp năm mới. Chính vì vậy món ăn này hay xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết, người ta thường ăn cùng gia đình, bạn bè để sẻ chia sự may mắn.

>> Xem hướng dẫn cách làm xôi gấc ngon tại đây <<

3. Giò thủ, giò lụa

Món ăn truyền trong mâm cơm tết việt

Món giò là món không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Ở miền Bắc có khá nhiều cách để làm nên món giò. Giò dùng thịt đầu lợn chế biến gọi là giò thủ, giò được làm từ thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn gọi là giò lụa. Giò làm từ thịt lợn, mộc nhĩ, tiêu, ép kĩ trong khuôn được gọi là giò xào. Các món giò đều được người miền Bắc yêu thích trong mâm cơm Tết.

Cách làm giò thường không giã mà thái nhỏ thịt, trộn thêm mộc nhĩ, nước hương, hạt tiêu rồi xào chín. Sau đó gói bằng lá chuối tươi, buộc chặt bằng lạt rồi hấp cách thủy. Khi giò chín, vớt ra rồi ép chặt treo trên bếp. Lúc nào ăn thì lấy ra cắt thành khoanh.

>> Xem hướng dẫn cách làm Giò Thủ tại đây <<

>> Xem cách làm Giò lụa ngày Tết tại đây <<

4. Thịt đông

Hướng dẫn nấu Thịt đông thơm ngon, đậm vị kiểu miền Bắc

Nhắc tới Tết là nhớ tới thịt đông. Thịt đông là món Tết đặc trưng của mùa đông xuân Bắc bộ. Thịt được làm từ thịt ba chỉ, đôi khi thêm cả thịt gà và bì lợn. Nguyên liệu được ninh nhừ, sau khi nấu xong để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu thời tiết lạnh vừa đủ thì chỉ cần để bát thịt đông ở ngoài cũng sẽ tự khiến thịt đông lại.

Thịt đông thường được ăn với dưa hành, bánh chưng. Mâm cỗ tết có món ăn này thật đáng để thưởng thức.

>> Xem cách làm Thịt đông truyền thống ngày Tết tại đây <<

5. Dưa hành

mam com ngay Tet anh 8

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Dưa hành muối là một món ăn kèm không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán của mọi gia đình người Việt, đặc biệt là mâm cơm tết của người miền Bắc. Dưa hành rất dễ làm, một lần làm lại ăn được trong thời gian dài nên mỗi dịp Tết đến xuân về người ta thường hay làm dưa hành. Dưa hành có vị chua chua ngọt ngọt, giúp bạn đỡ ngán khi ăn Tết với nhiều thịt gà, bánh chưng.

>> Xem ngay cách làm Dưa hành ngày Tết tại đây <<

6. Nem rán / chả nem

món ngon ngày tết

Chả nem / nem rán được đánh giá là một món ăn cầu kỳ về nguyên liệu và cách làm, thường được gia đình làm trong những dịp lễ quan trọng. Tết Nguyên Đán là một trong những dịp quan trọng khi gia đình sum vầy sau một năm đầy biến động. Thường để làm nem rán người ta hay phân công cho con cháu trong nhà mỗi người làm một thứ, sau khi có đủ nguyên liệu sẽ bắt tay vào cùng nhau quấn nem và rán.

Nguyên liệu để làm nhân nem rán gồm: thịt lợn nạc băm nhỏ, thịt cua bể hay tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống (hay củ đậu), trứng, hạt tiêu, muối, gia vị… Tất cả trộn đều rồi dùng bánh đa nem đã được nhúng nước cho mềm gói lại thành những cuốn tròn rồi rán chín vàng trong chảo ngập mỡ. Bánh đa cuốn chả nem thường là loại bánh đa dày và dai để giúp nhân nem không bị rơi ra ngoài khi rán.

Một trong những điểm nhấn làm nên món nem rán ngon chính là nước chấm. Khi pha nước chấm nem cần điều hòa giữa vị mặn của nước mắm, vị chua của chanh, vị ngọt của đường, vị cay của tỏi đập dập, của ớt xắt miếng, và cuối cùng là hòa chung với một chút nước lọc. Nghệ thuật pha nước chấm nem cũng được người miền Bắc đề cao không kém gì việc rán nem.

>> Xem cách làm nem rán tại đây <<

7. Canh măng

mam com ngay Tet anh 11

Canh măng thường được nấu cùng với chân giò và cho thêm miến để làm thành bát miến cúng tổ tiên. Vị ngọt thanh của bát canh măng cũng làm dịu đi cái chua từ củ kiệu, dưa hành và bớt đi cái ngấy bởi những miếng giò xào trong mâm cơm Tết.

Món canh măng này có thể nấu từ măng khô hoặc măng tươi, nhưng ngày Tết người ta thường nấu với măng khô. Bạn có thể cho thêm lòng gà, sườn non vào canh để tăng thêm sự đa dạng cho món canh măng, đồng thời cũng khiến món canh thêm bổ dưỡng.

>> Xem ngay cách làm canh măng ngày tết <<

Trên đây là 7 món ăn truyền thống thường thấy trên mâm cỗ tết miền Bắc. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm gợi ý cho mâm cỗ ngày tết sung túc hơn.

Nguồn: Tổng hợp