Đừng Mắc Phải Những Sai Lầm Sau Khi Sử Dụng Gia Vị Để Nấu Ăn Bạn Nhé!

Gia vị là một phần không thể thiếu khi nấu ăn, đặc biệt là đối với ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng sao cho đúng, cho thức ăn ngon và an toàn để không gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe là cả một nghệ thuật trong nấu ăn. Dưới đây là 10 sai lầm thường gặp khi sử dụng gia vị trong nấu ăn, cùng xem nhé!

Tất Tần Tật Cách Ướp Gia Vị Trong Món Ăn

#1. Dấm
Thời điểm tốt nhất để cho dấm vào thức ăn là khi bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong, riêng với các món sườn xào chua ngọt, bạn nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín giúp làm giảm vị ngấy và tăng độ thơm của thức ăn.Đừng cho dấm vào khi thức ăn đang ở độ sôi cao nhất vì nhiệt độ cao sẽ làm giảm hiệu quả của dấm.

#2. Nấu đường ở nhiệt độ cao

Đường là một trong những gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, đường tạo vị ngọt giúp món ăn ngon hơn, nhất là trong các món chiên, kho hoặc rán thường được tẩm ướp với đường. Trong quá trình chế biến như chiên rán thực phẩm có đường, bạn chú ý chỉ nên đảm bảo thực phẩm ở nhiệt độ từ 170 – 200 độ C sẽ tạo cho thực phẩm có màu sắc hấp dẫn và bắt mắt cho món ăn.

Nếu dùng nhiệt ở nhiệt độ quá cao, đường dễ bị caramen hóa làm thực phẩm có màu đen, bị đắng hoặc không giữ được hương vị ban đầu, thậm chí là nếu đường bị cháy trong quá trình chiên còn có thể gây hại đến sức khỏe.

#3. Bột ngọt (mì chính)

Bột ngọt giúp điều vị món ăn, nhưng bạn chỉ nên cho vào thức ăn sau khi đã chế biến xong. Vì nếu cho vào quá sớm thì dễ làm cho món ăn bị đắng, giảm hương vị món ăn. Còn với các món trộn, bạn nên hòa tan mì chính với nước ấm trước rồi mới cho thức ăn để tránh không tan vì món trộn thường khô và ít nước, không có khả năng hòa tan.

Nên Nêm Nếm Bột Ngọt Vào Thời Điểm Nào Của Món Ăn? | Cooky.vn

#4. Dùng mù tạt để ướp thực phẩm

Loại gia vị này có khả năng kích thích vị giác và tác dụng khử mùi tanh của các loại cá, hải sản… Tuy nhiên, bạn không dùng mù tạt để làm xốt các món trộn hoặc dùng ướp thực phẩm vì chất enzym trong mù tạt dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao vì có thể sinh ra chất gây ung thư.

#5. Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi

Với 2 loại gia vị là quế và hồi, người nội trợ không nên cho vào dầu ăn đang sôi vì dễ gây cháy, khiến món ăn có mùi hăng hoặc bị đắng. Khi dùng quế ở dạng cây bạn nên cho vào lúc ướp nguyên liệu để dậy mùi thơm. Còn khi dùng dạng bột, thì bạn cần hòa với một ít nước.

#6. Rượu trắng

Đây là một trong những gia vị người ta thường cho vào món ăn để tạo hương thơm và khử mùi tanh. Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng, bạn không nên cho quá nhiều rượu, cho hết một lần vào món ăn và chỉ cho một ít, rồi khi thức ăn chín bạn cho tiếp một ít nữa.

Ngoài ra, thời gian thích hợp để cho rượu vào sẽ tùy thuộc vào loại nguyên liệu bạn nấu. Điển hình như cá kho, tôm xào, thịt xào thì cho rượu vào thức ăn đã chín nhưng các món lẩu, hầm, súp thì cho rượu vào khi nước đã sôi chín.

Rượu nấu ăn và 4 Điều hữu ích cho đầu bếp chuyên nghiệp

#7. Cho tiêu vào khi ướp hoặc nấu

Tiêu là loại gia vị cay, nóng và có chứa tinh dầu. Việc đun lâu thức ăn có gia vị này sẽ làm tinh dầu trong tiêu bay hơi hết mặc dù chất cay vẫn còn. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên để thức ăn được chín rồi mới cho hạt tiêu vào nhằm giữ được hương vị, nhất là tinh dầu của chúng. Lưu ý tiêu trong các món kho, nên là tiêu xay không mịn, còn các món xào thì nên sử dụng tiêu rang chín và xay mịn, sau khi thức ăn chín thì cho tiêu vào.

#8. Nấu hoặc ninh nước mắm quá lâu

Trong nước mắm có chứa các axit amin và có vị ngọt được tạo ra trong quá trình dùng cá ướp muối và làm thành nước mắm. Nước mắm thường cho vào trước khi nấu hoặc dùng tẩm ướp các thực phẩm, do đó, nếu bạn nấu hoặc ninh thức ăn có nước mắm quá lâu sẽ làm mất các axit amin trong đó. Cách tốt nhất là bạn nên nấu thực phẩm vừa đủ chín.

#9. Thời điểm nêm muối vào món ăn

Khi nêm nếm gia vị, bạn cần chú ý sao cho lượng muối phù hợp để tránh làm mất đi hương vị và dưỡng chất trong thức ăn. Trước khi nấu, bạn nên cho muối vào các món thịt để giữ dinh dưỡng và vị ngọt trong thịt. Còn đối với các món xương hầm, món ninh, thì muối cần được cho sau khi nấu một thời gian, khi nước đã ra các vị ngọt. Món xào chiên thì bạn cho muối vào khi dầu vừa sôi để giúp các độc tố aflatoxin có trong muối bị loại bỏ.

#10. Thêm dầu vào trong nước luộc mì ống

Một trong những cách hay để luộc mì ống mà mì không bị dính lại với nhau hay dính vào đáy nồi chính là thêm dầu vào trong nước luộc mì ống. Tuy nhiên, cách này thường làm dinh dưỡng có trong mì ống bị mất đi và tăng lượng calo không cần thiết trong thức ăn. Bạn có thể nấu cách khác bằng cách giữ nước sôi liên tục và khuấy mì ống thường xuyên để chúng không bị dính, làm như vậy sẽ bảo toàn được lượng dinh dưỡng trong mì.

Trên đây là 10 sai lầm thường gặp khi sử dụng gia vị trong nấu ăn mà bạn cần tránh. Biết được những điều này sẽ giúp bạn nấu ăn tốt hơn, nhất là an toàn hơn cho sức khỏe của các gia đình.

— Nguồn: Tổng hợp —