Chế Độ Nhịn Ăn Gián Đoạn: Nên Thực Hiện Không? Và Thực Hiện Như Thế Nào?

Chế độ nhịn ăn gián đoạn Intermittent fasting (if) là gì? Tại sao chế độ này đang được nhiều người theo đuổi? Ưu nhược điểm của chế độ này ra sao? Cùng Kingfoodmart tìm hiểu nhé.

Mới đây, tỷ phú Elon Musk đã chia sẻ trên Twitter rằng ông đã giảm hơn 9kg nhờ phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Đặc biệt, sau khi thực hiện chế độ này, tỷ phú 51 tuổi còn cho biết ông cảm thấy “khỏe mạnh hơn”.

Sau 1 năm áp dụng nhịn ăn gián đoạn, đây là 10 điều đáng chia sẻ

Vậy chế độ nhịn ăn gián đoạn là gì?

Theo Trung tâm Y tế John Hopkins Medicine, có hai hình thức nhịn ăn gián đoạn: hạn chế thời gian ăn trong ngày (ăn từ 6-8 giờ và nhịn ăn trong 16-18 giờ còn lại) hoặc nhịn ăn liên tục trong vòng 16 đến 24 giờ, hai lần một tuần. Chu kỳ 16/8 (16 giờ nhịn, 8 giờ ăn) có thể lặp lại mỗi tuần một lần cho đến mỗi ngày.

Con số 8 và 16 thể hiện cho mốc thời gian tiêu thụ thức ăn kể cả thực phẩm đồ uống giàu calo trong 8 giờ trong ngày và nhịn ăn hoàn toàn trong 16 giờ tiếp theo.

Cơ chế của nhịn ăn gián đoạn khá đơn giản. Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể làm việc tích cực để chuyển hóa lượng thực phẩm thành nguồn năng lượng ổn định. Ví dụ, trái cây được phân hủy thành các chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng, thông qua enzym tiêu hóa. Carbohydrate như gạo và các loại rau giàu tinh bột được phân hủy thành glucose, hấp thụ vào máu và tạo năng lượng nhanh, với sự trợ giúp của insulin.

Khi tế bào không sử dụng tất cả glucose từ thực phẩm, nó sẽ được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Ở trạng thái dư thừa calo, tất cả năng lượng còn lại sẽ được lưu trữ trong các tế bào mỡ, dưới dạng chất béo.

Giữa các bữa ăn, cơ thể sử dụng glycogen và một số chất béo dự trữ để làm năng lượng. Một khi nguồn dự trữ này cạn kiệt (thường là từ 12-36 giờ sau bữa ăn cuối cùng), cơ thể bắt đầu phân hủy nhiều chất béo hơn để tạo năng lượng.

Việc nhịn ăn gián đoạn cuối cùng khiến cơ thể trải qua tình trạng ketosis và chuyển hóa sang phân hủy chất béo, sử dụng axit béo dự trữ thay vì glycogen để tạo năng lượng.

Chế độ nhịn ăn gián đoạn có tác dụng gì?

  • Giảm cân: bằng cách đốt cháy mỡ thừa cho toàn bộ cơ thể và mỡ nội tạng. Từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: giảm cholesterol máu, cải thiện các vấn đề về mạch máu. Phương pháp nhịn ăn gián đoạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Cải thiện sức khỏe thần kinh: tăng cường chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer).
  • Có lợi cho bệnh nhân tiểu đường: giảm kháng insulin, giảm hàm lượng insulin khi đói xuống đến 31% và giảm lượng đường trong máu.
  • Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ: chống lại stress oxy hóa tế bào – một trong các bước dẫn đến lão hóa và bệnh mãn tính.

Đây hầu hết là những lợi ích sức khỏe của chế độ ăn 16/8 đã được nhiều nghiên cứu kiểm chứng. Do đó, dễ hiểu rằng chế độ nhịn ăn gián đoạn đang dần được nhiều người đón nhận và thực hành.

Nên ăn gì trong chế độ nhịn ăn gián đoạn?

Một số gợi ý cho 5 nhóm thực phẩm chính tạo thành bữa ăn lành mạnh theo phương pháp nhịn ăn gián đoạn bạn có thể tham khảo như sau:

Mẹo tuân thủ phương pháp nhịn ăn gián đoạn
Với người mới áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn, thời gian 8 giờ này có thể làm bạn đói và thèm ăn. Những lúc này, bạn hãy thử uống nước để vượt qua chúng. Các loại nước ít calo như nước lọc, trà… được khuyến khích ưu tiên lựa chọn.

Nguyên nhân nhịn ăn gián đoạn nhưng không giảm được cân

Lưu ý khi thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoạn

Mặc dù chế độ nhịn ăn gián đoạn rất lý tưởng để giảm cân nhưng Trung tâm John Hopkins Medicine nhấn mạnh mọi người nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử chế độ ăn kiêng này, bởi nó không được khuyến nghị cho tất cả mọi người. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, bị bệnh đường huyết có thể gặp nhiều vấn đề nếu nhịn ăn gián đoạn. Tác dụng phụ bao gồm lo lắng, đau đầu hoặc buồn nôn.

— Nguồn tin: VNExpress, Hello Bacsi —